Cơ hội nào cho những sinh viên học ngành Dược?

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của con người càng tăng cao. Hiện nay, tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng về dược sỹ, y tá, kỹ thuật viên… là rất lớn. Ngành Dược vì thế cũng được xem là một ngành hấp dẫn và mang lại nhiều cơ hội việc làm. 

Nhân lực về ngành Dược đang thiếu hụt

Theo thống kê của Cục quản lý dược cho biết tỷ lệ dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân, trong đó số lượng dược sĩ chủ yếu đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Nhân lực về ngành Dược hiện vẫn đang thiếu rất nhiều.


GS.TS Võ Xuân Minh, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ tịch hội đồng học hàm giáo sư ngành Dược, là một trong những người tâm huyết và đặt nền móng thành lập Khoa Dược – ĐH Thành Tây.
GS.TS Võ Xuân Minh, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ tịch hội đồng học hàm giáo sư ngành Dược, là một trong những người tâm huyết và đặt nền móng thành lập Khoa Dược – ĐH Thành Tây.

Theo ước tính, thời gian tới ngành Dược cần khoảng 25.000 dược sĩ trình độ từ đại học trở lên. Hiện nay, không chỉ ở các bệnh viện, doanh nghiệp dược thiếu hụt nhân lực mà ngay cả các doanh nghiệp dược nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam, các cơ sở sản xuất thuốc… cũng cần tuyển dụng một số lượng nhân sự lớn. Đặc biệt, hệ thống phân phối thuốc của nước ta đang ngày càng mở rộng về quy mô, số lượng, tiến tới đạt chuẩn đây cũng là cơ hội tốt cho các sinh viên theo học ngành Dược.

Tuy nhiên, với kiến thức đào tạo trong nhà trường hiện nay nhiều sinh viên ra trường chưa thể đáp ứng được nhu cầu việc làm ngay. Trong cuộc hội thảo “Định hướng phát triển khoa Dược Đại Học Thành Tây” tổ chức mới đây ở Hà Nội, ông Nguyễn Đức Minh (Giám đốc công ty Dược phẩm Đức Minh) cho biết, nhu cầu và mô hình ngành Dược hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Sinh viên học Dược ra trường không chỉ đơn thuần có cơ hội là làm việc trong các bệnh viện, nhà thuốc hay cơ sở Dược của nhà nước mà còn có thể làm kinh doanh, nhân viên Marketing… Chính vì thế kỹ năng đối với một dược sĩ tương lai cũng đòi hỏi nhiều hơn.Ngoài kiến thức về chuyên môn, sinh viên Dược còn phải có các kỹ năng mềm đặc biệt là ngoại ngữ và các hoạt động cộng đồng.


Sinh viên ngành Dược ĐH Thành Tây trong giờ thực hành.
Sinh viên ngành Dược ĐH Thành Tây trong giờ thực hành.

Ông PanKaij (Trưởng đại diện CIPLA – một công ty Dược nổi tiếng ở Ấn Độ có chi nhánh ở Việt Nam) cũng đánh giá, ngành Dược ở Việt Nam hiện nay khá phát triển vì thế nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng nhiều cơ hội và đa dạng. Bản thân công ty CIPLA chi nhánh ở Việt Nam cũng thường xuyên tuyển dụng nhân viên là người Việt, trong đó có nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học.“Khi tuyển dụng chúng tôi quan tâm đến chương trình đào tạo, kinh nghiệm của ứng viên đặc biệt là các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp và cách quản lý công việc.Trong đó, yêu cầu bắt buộc là ứng viên phải có tiếng Anh tốt”, ông PhanKaij nói. Vị đại diện này cũng cho hay, sinh viên Việt Nam có ưu điểm là chăm chỉ, biết lắng nghe và sẵn sàng để học hỏi. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm và ngôn ngữ tiếng Anh thì cần phải nỗ lực để hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc.“Ở Ấn Độ, sinh viên học dược thường được đi thực tập hoặc có các khóa và chương trình ngoại khóa giúp các em làm quen với công việc trước khi ra trường. Tôi không biết ở Việt Nam các bạn có những hoạt động tương tự hay không nhưng tôi hy vọng các em sẽ luôn được tạo điều kiện để vừa học vừa thực hành, khi ra trường có thể bắt tay vào công việc ngay”.

Chia sẻ ngay trên các MXH sau để tạo tín hiệu tốt cho bài viết :)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *